Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 12 2023 lúc 19:49

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).

Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:

+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).

+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước. 

+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa

+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng. 

+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ). 

+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.

+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...

Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).

- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.

+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …

Bình luận (0)
Lã Viết Nam
Xem chi tiết
Trịnh Long
5 tháng 2 2021 lúc 15:13

Băng Hồ di sự lục.

Bình luận (0)
Trâm Nguyễn
Xem chi tiết
Khách vãng lai
15 tháng 12 2021 lúc 15:31

tham khao:

 

Mở bài:

Thiên tài Nguyễn Trãi là một nhà tư tưỡng vĩ đại, nhà quân sự lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới. Có thể nói, Nguyễn Trãi là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử dân tộc và thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông mãi mãi là là kì quan để người đời kính trọng và chiêm ngưỡng.

Thân bài:

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia tộc nhiều đời là quan võ dưới nhiều triều đại. Dòng họ này có truyền thống cương trực, khảng khái, khí tiết, lập trường thương dân, đứng về phía người thế cô, bị hà hiếp, đấu tranh chống lại cường quyền và bạo lực. Vì thế nhiều lần không tránh khỏi tai họa giáng xuống với nhiều mức độ khác nhau dưới nhiều triều đại. Truyền thống gia đình và sự nghiệp của dòng tộc có ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách và tài năng của Nguyễn Trãi sau này. (Thuyết minh Nguyễn Trãi)

Sống trong một thời đại đầy biến động, Nguyễn Trãi không tránh khỏi những thay đổi trong cuộc đời. Lên 6 tuổi, mẹ qua đời, Nguyễn Trãi phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán. Năm 1390, ông ngoài qua đời, ông lại theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.

Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Sách vở cổ kim đầu thông thạo.

Năm hai mươi tuổi (năm 1400), Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh và cùng với cha ra làm quan với nhà Hồ. Chưa được bao lâu, năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về nước tìm cách phục thù cứu nước.

Trở về Đông Quan, ông sống lẩn khuất trong nhân dân để tránh sự truy bắt của quân Minh, ngày đêm nung nấu ý chí “đền nợ nước, báo thù nhà”. Khi nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi bèn trốn khỏi Đông Quan tìm vào Thanh Hoá gặp Lê Lợi, dâng “Bình Ngô sách”, được Lê Lợi trọng dụng. Ông đã đồng cam cộng khổ với nghĩa quân Lam Sơn suốt mười năm kháng chiến, đem hết tài năng, ý chí và nguyện vọng phục vụ cho công cuộc kháng chiến vĩ đại. Trải qua biết bao gian khổ, cuối cùng Nguyễn Trãi đã thực hiện được ước mơ cháy bỏng của ông: đánh đuổi được giặc Minh, mang lại độc lập cho đất nước năm 1427.

Chính ông đã thay mặt Lê Lợi viết bản Bình Ngô đại cáo tổng kết chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa của ông, bộc lộ rõ ý chí và nguyện vọng của một con người luôn vì dân vì nước.

Làm quan dưới hai triều Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông, ông đã ra sức chèo lái con thuyền của triều đình nhà Lê đi đúng con đường chính đạo mà tinh thần căn bản là thực hành nhân nghĩa để yên dân. Ông đem hết tài năng và sức lực xây dựng triều đình, mở mang đất nước, làm cho xã hội thái bình thịnh trị. Với tính khí cương trực, tư tưởng lấy dân làm gốc, vì dân phục vụ ông không khỏi bị bọn quan tham đó kị, ganh ghét, tìm cách hãm hại. Nhiều lần ông bị nghi oan, giáng chức khiến ông vô cùng buồn tủi.

Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Được tin cậy trở lại, ông hăng hái làm việc đến quên đi bản thân thì lúc ấy lại bất ngờ xảy ra vụ việc vua Lê Thái Tông băng hà tại nhà riêng của ông ở Lệ Chi Viên. Lợi dụng vụ việc, bọn gian thần triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442. Cả nhà Nguyễn Trãi đã bị giết.

Nỗi oan khốc thấu tận trời xanh. Hơn hai mươi năm sau (năm1464), Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. Có thể nói vụ án lệ chi viên là vụ án oan thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến việt nam.

* Nhận xét:

Nhìn chung, cuộc đời Nguyễn Trãi nổi bậc là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Nguyễn Trai còn là người có nhân cách cao cả, cương trực, sống đầy khát khao, hoài bão thật đáng để cho người đời ngưỡng mộ. Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

Ông cũng là một nhà tư tưởng vĩ đại, có tầm nhìn sáng suốt, dũng cảm đưa ra đường lối đổi mới và dũng cảm thực hiện. Tuy có nhiều trở ngại nhưng về cơ bản Nguyễn Trãi cũng đã thực hiện được những gì mình đề ra trong suốt cuộc đời. Thật đáng tiếc, số phận ngắn ngủi cũng đã cắt đứt những khát vọng mà ông mong muốn khi đang ở giai đoạn hăm hở nhất.

Nguyễn Trãi viết nhiều, có cống hiến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể nói bút lực của oogn phi thường. Tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu hết đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên. Hiện nay, chỉ còn lại một ít có thể kể tên sau:

Về văn chính luận:

Bình Ngô đại cáo là kiệt tác bất hủ của Nguyễn Trãi. Với lời văn đầy khí khái, giọng điệu hào hùng, lời lẽ đanh thép, thuyết phục, trâm hùng đã nêu bậc được thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn và hào khí của thời đại. Bình ngô đại cáo xứng đáng là một bản thiên cổ hùng văn còn lưu truyền đến muôn đời.

Quân trung từ mệnh tập là tập văn mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho quân địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí, có tình. Tập văn thể hiện sâu sắc tài năng hùng biện và phán đoán tâm lí kẻ địch tài ình của Nguyễn Trãi. Vận dụng chiêu pháp công tâm làm cho quân địch tự tan rã là kế sách tài tình mà không phải ai cũng làm được.

Về thơ ca:

Tập thơ Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán. ở thơ chữ Hán, Nguyễn trãi không chú trọng đến niêm luật mà phóng khoáng, tự do để biểu đặt được cái hồn của sự vật. Nắm bắt thần thái, trả cảnh vật về với tự nhiên là bút pháp nổi bậc trong văn thơ Nguyễn trãi. Thơ ông tự nhiên, chan hòa sự sống, mang phong thái điềm đạm của một bậc đại nho.

Tập thơ Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm. Đây là tập thơ Nôm đầu tiên và cổ xưa nhất của nước ta còn cho đến ngày nay. Quốc âm thi tập phản ánh sâu sắc quá trình phát triển của chữ Nôm thế kỉ XV. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đánh một móc son rực rỡ trong tiến trình phát triển và hoàn thiện chữ Nôm ở nước ta.

Về lịch sử:

Bộ lược sử Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432.

Vĩnh Lăng thần đạo bi là bài văn bia ở Vĩnh Lăng – lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

Về địa lý:

Bộ khảo cứu Dư địa chí là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam, đặt nền móng căn bản, trở thành nguồn tư liệu quý về địa lí nước Đại việt. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.

* Nhận xét:

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao “mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh ít địch nhiều… thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao… Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta”. Phạm Văn Đồng nhìn nhận văn chương Nguyễn Trãi “đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường”.

Kết bài:

Trong lịch sử dân tộc, thật hiếm có nhân vật nào toàn tài như Nguyễn Trãi. Một con người đã có cống hiến rất lớn trong công cuộc đấu tanh bảo vệ và xây dựng đất nước ấy đã phải gánh chịu tai họa thảm khốc nhất lịch sử. Dù các tác phẩm để lại không còn đầy đủ nhưng cũng đủ để khẳng định tài năng lỗi lạc của ông. Bởi thế, ca ngợi Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông đã viết: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tâm Ức Trai sáng tựa sao khuê).

Bình luận (0)
Giang シ)
15 tháng 12 2021 lúc 15:32

1 cuộc đời Nguyễn Trãi 

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442 có hiệu là Ức Trai

Ông sinh ra trong bối cảnh nhà Trần suy yếu, bị Hồ Quý Ly cướp ngôi.

Nguyễn Trãi thi đỗ làm quan Ngự sử đài chính chưởng, nhưng không bao lâu sau đó nhà Minh sang xâm lược với danh nghĩa phù Trần diệt Hồ, lật đổ nhà Hồ.

Cha Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc

Nguyễn Trãi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn, hiến kế đánh giặc cùng ngoại giao với kẻ thù

Sau khi đánh bại quân Minh, mở ra triều đại Hậu Lê, Nguyễn Trãi làm quan dưới hai thời vua

Năm 1442, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc vì vụ án Lệ Chi Viên

Năm 1464, Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá


2 Sự Nghiệp của Nguyễn Trãi

1400 - 1407: Làm quan cho nhà Hồ1407 - 1418* : Mười năm phiêu dạt1418 : Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn1427: Nguyễn Trãi làm Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư1928: Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu1434: Nguyễn Trãi giữ chức Hành khiển1438: Về ở Côn Sơn1439: Lê Thái Tông mời ông ra làm quan1442: Nguyễn Trãi bị giết cùng người thân 3 họ


Nguyễn Trãi để lại cho đời nhiều tác phẩm thi ca, chính luận đặc sắc song có một số tác phẩm bị thiêu hủy sau vụ án Lệ Chi Viên

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi còn lưu giữ:

Ức Trai Thi TậpQuốc Âm Thi TậpBình Ngô đại cáoQuân trung từ mệnh tậpLam Sơn thực lụccùng các bài chiếu, cáo khác hay bài về địa lý “Dư Địa Chí”,…

Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới.



 

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
11 tháng 5 2018 lúc 3:14
A B
- Quang Trung - Đại phá quân Thanh
- Lê lợi - Khởi nghĩa Lam
- Nguyễn Trãi - Quốc âm thi tập
- Lê Thánh Tông - Hồng Đức quốc âm thi tập
- Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử kí toàn thư
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 8 2019 lúc 13:14

Đáp án D

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 1 2017 lúc 9:23

Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".

    Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:

    Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"

    Các luận điểm sau làm cơ sở:

    + Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.

    + Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.

    + Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.

Bình luận (0)
Lan Anh
Xem chi tiết
Lan Anh
27 tháng 5 2020 lúc 12:42

giúp với ạ :((

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
hieu nguyen hoang
4 tháng 5 2022 lúc 20:30

Phân tích nội dung của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” , tư tưởng này có gì khác với tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo truyền thống ?

Bài làm:

Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo. Nghĩa là làm cho dân yên ổn, vì dân mà trừ bạo. Nhân nghĩa trong Nho giáo là cách ứng xử và tình thương giữa con người với con người. Nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi được nâng lên một tầm cao mới là mối quan hệ, cách ứng xử giữa dân tộc với dân tộc. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một tư tưởng tiến bộ, lấy dân làm gốc và mang tính nhân đạo. Vì vậy em rất thích bài thơ này.

Bình luận (0)
Văn Ngọc Hà Anh
Xem chi tiết

Tham khảo:

 

Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc. Đó là lịch sử của 2 lần chiến thắng quân Tống, 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông hùng mạnh và 10 năm gian khổ chống quân Minh ... mà những chiến công hiển hách Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng ... vẫn còn vang dội đến tận ngày nay. Chính vì vậy, văn học thời kỳ đó đã phản ánh khá rõ nét tư tưởng yêu nước cùng lòng tự hào sâu sắc của dân tộc ta, nhất là qua ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta.

Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất,mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại trước, ông đã rất đau xót cho số vận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy rằng, xây dựng đất nước là đem lại hạnh phúc, thái bình cho dân. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có các cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của cả dân tộc.

 

Đó phải là quyết định của người có đầu óc ưu tú nhất thời đại. Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Tiếp theo triều đại nhà Lý rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lý Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công oanh liệt. Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách. Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là một ví dụ. Đọc “Hịch Tướng Sĩ” -một áng thiên cổ hùng văn, ta cứ ngỡ như được nghe tiếng nói của cha ông, của non nước. Nó nồng nàn một tinh thần yêu nước, nó biểu hiện một lòng căm thù giặc sâu sắc, một ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù không chỉ là của riêng Trần Quốc Tuấn mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc. Trước tai họa đang đến gần: quân Mông - Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ hai với quy mô chưa từng thấy hòng không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng, chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn.

 

Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã làm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở các tướng sĩ, chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước, chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc, và những việc cần làm để chống giặc. Ông đã tự bày tỏ lòng mình, lòng căm giận như trào ra đầu ngọn bút, thống thiết và sâu lắng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Nỗi đau của Trần Quốc Tuấn chính là nỗi đau của dân tộc khi độc lập tự do của đất nước bị xâm phạm, là tinh thần của một thời đại “sát thát”, lòng yêu nước của tác giả cũng là của cả dân tộc Đại Việt anh hùng. Cùng với sự phê phán nghiêm khắc thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ bảo ân cần những việc cần làm, đó là đề cao cảnh giác, “huấn luyện quân sĩ,tập dượt cung tên”. Đó là xác định duy nhất một con đường là tiêu diệt kẻ thù, giải phóng đất nước, mang lại tự do cho nhân dân.

Kế thừa và phát triển tư tưởng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong “Hịch tướng sĩ”, vào năm 1428 sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi được công bố-một bản hùng ca đồng thời qua thi pháp, ngôn từ không chỉ là một áng văn nghị luận mẫu mực mà đã thể hiện hệ tư tưởng yêu nước hoàn thiện ở một tầm cao mới. Với giọng văn đầy hào khí, Nguyễn Trãi đã nêu cao sức mạnh quật cường của dân tộc "Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã", qua dẫn liệu này chúng ta thấy nước Đại Việt đã hội đủ các điều kiện để trở thành một dân tộc quốc gia văn hiến:

 

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục bắc nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Những điều trên cho ta thấy rõ niềm tin của dân tộc vào cuộc kháng chiến chính nghĩa, niềm tự hào trước truyền thống oanh liệt của dân tộc. Theo quan điểm của tác giả thì chống xâm lược là chính nghĩa, cứu dân cứu nước là đại nghĩa. Đây có thể xem là một nguyên lý đạo đức, đã góp phần hình thành nên hệ tư tưởng yêu nước truyền thống của nhân dân ta. Trong Nước Đại Việt ta, nổi bật là việc nhấn mạnh đến tư tưởng vì dân, quan tâm trước hết đến đời sống nhân dân, đến hạnh phúc của mọi người. Đây chính là một tư tưởng lớn nhất đã được thiên cổ hùng văn này thể hiện:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Ý tưởng đó là sự nối tiếp lời tâm huyết trong di chúc của Trần Hưng Đạo cho Vua Trần: "Khoan thư sức dân. Lấy kế bền gốc sâu rễ là thượng sách giữ nước". Đây chính là tư tưởng chính trị quan trọng trong chính sách quản lý đất nước. Qua ngôn ngữ thể hiện trong ba văn bản trên, tư tưởng yêu nước đã được phản ánh rất rõ nét:

Yêu nước, trước hết cần khẳng định nước ta là một dân tộc, quốc gia văn hiến, có đầy đủ các quyền, ngang hàng với quốc gia dân tộc khác, đặc biệt là "Bắc quốc".

Cơ sở tư tưởng yêu nước thể hiện qua việc tố cáo tội ác dã man của quân xâm lược để nung nấu ý chí căm thù giặc, đồng thời tô đậm những chiến công mà tổ tiên đã giành được trong lịch sử để không ngừng nâng cao ý thức tự hào dân tộc.

Yêu nước đi đôi với xả thân cứu nước kiên quyết giành và giữ vững chủ quyền dân tộc. Đây là nguyên tắc đạo đức trong lối sống của người Đại Việt.

Yêu nước là tôn trọng sự sống (hiếu sinh) của mình cũng như của người khác, luôn thể hiện tính bao dung của người Việt. Từ đó mục tiêu của cuộc chiến đấu là giành được độc lập cho dân tộc, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho muôn dân. Yêu nước còn là yêu dân (thân dân), tức là quan tâm đến đời sống nhân dân, tạo điều kiện giúp họ sống khá hơn. Đây cũng là kế sách trong trị vì, quản lý đất nước.

 

Nhờ hình thành nền văn học phong phú, mang đậm tính chất dân gian và đặc biệt là nhờ sự hình thành nền văn học yêu nước, mà nổi lên là những áng thiên cổ hùng văn (như đã nêu ở trên) nên những giá trị văn hóa nói chung và giá trị tinh thần thời kỳ Đại Việt nói riêng đã được thể hiện và lưu truyền. Đây chính là sức mạnh của lịch sử dân tộc Việt Nam, là sự tự hào, là sự tiếp ứng sức mạnh cho các thế hệ. Ngày nay, chính các giá trị tinh thần ấy phải được biến thành xung lực mạnh mẽ, góp phần xây dựng đất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Diệp
27 tháng 4 2022 lúc 20:41

là b

Bình luận (0)
Aisha De Elmir
9 tháng 5 2022 lúc 21:05

lo

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Phúc
Xem chi tiết